Một vài chức năng trong Hyper-V

Trong bài này chúng ta sẽ làm quen một số khái niệm trong Hyper-V: Management OS, Guest OS, Virtual Switch Manager, Virtual Hard Disk, Checkpoint
Một vài chức năng trong Hyper-V

Một số khái niệm trong Hyper-V

  • Management OS: hệ điều hành chứa Hyper-V
  • Guest OS: hệ điều hành trong Hyper-V
  • Virtual Switch Manager
  • Virtual Hard Disk
  • Checkpoint

Màn hình chính Hyper-V

Virtual Switch Manager

Chức năng chính: tạo hệ thống mạng ảo với các switch ảo và card mạng ảo.

Virtual Switch trong Hyper-V có 3 loại chính:

Virtual Switch trong Hyper-V

  • External: dùng kết nối với hệ thống mạng bên ngoài thông card thật, có thể tag VLAN.
  • Internal: dùng kết nối với hệ thống mạng nội bộ trong hyper-V, có thể tag VLAN.
  • Private: giống internal nhưng không thể tag VLAN.

Ngoài ra, mặc định Hyper-V trên Windows 10 (từ phiên bản 1709) tạo sẵn một switch ảo với tên Default Switch. Default Switch kết nối với card mạng thật thông qua cơ chế riêng, và tạo thêm một card mạng ảo để kết nối đến Management OS.

Virtual Hard Disk

Trong Hyper-V hỗ trợ 3 kiểu định dạng ổ cứng ảo để thêm vào các máy ảo.

Tạo Virtual Hard Disk

  • VHD: hỗ trợ dung lượng lên đến 2.048 GB.
  • VHDX: hỗ trợ dung lượng lên đến 64 TB.
  • VHD set: giống VHD nhưng chỉ dùng để share ổ cứng.

Và cũng hỗ trợ 3 loại ổ cứng:

Các loại Virtual Hard Disk

  • Fixed size: dung lượng ổ cứng được xác định trước. Nó sẽ lấy hẳn phần dung lượng này của ổ cứng thật. Tuy không thể nâng cấp thêm về mặt dung lượng nhưng với loại ổ cứng ảo này, nó cho chúng ta hiệu năng tốt nhất để truy cập. Với loại ổ cứng Fixed size chúng ta thường dùng để làm nơi chứa hệ điều hành. Dynamically expanding: cái tên của nó đã nói lên được một phần nào đó về tính năng của loại ổ cứng này. Nó có thể nâng cấp mở rộng về mặt dung lượng. Với loại ổ cứng Dynamically expanding chúng ta thường dùng để chứa các loại dữ liệu lưu trữ.

  • Differencing: khác với 2 loại trên nó không thể tồn tại độc lập một mình mà phải có một ổ cứng "cha". Ổ cứng loại "Differencing" chỉ lưu lại những thay đổi khác biệt so với ổ cứng "cha". Ví dụ: chúng ta tạo ra một ổ cứng chứa một hệ điều hành mới cài đặt và chưa cấu hình làm một ổ mẫu (template), sau đó trên các máy ảo chúng ta tạo các ổ cứng "Differencing" dùng "template" ở trên, và nó sẽ lưu các thông số khác biệt so với "template". Nó giúp chúng ta cài đặt nhanh chóng và tiết kiệm được dung lượng lưu trữ.

Checkpoint

Checkpoint Hyper-V

Khi chúng ta tạo ra một checkpoint nghĩa là mọi thông số của máy ảo sẽ được lưu lại vào thời điểm tạo checkpoint. Sau quá trình test và thử nghiệm cài đặt... chúng ta không hài lòng với những cái đó, chúng ta chỉ cần "Revert", mọi thống số của máy ảo sẽ trả lại y đúc thời điểm checkpoint cuối cùng.

Để chọn thời điểm revert, chúng ta chỉ cần lựa chọn điểm checkpoint và chọn apply để trả thông số máy ảo về thời điểm mà chúng ta đã lựa chọn.

Chúng ta có thể dễ dàng quản lý các checkpoint dựa vào cấu trúc cây mà Hyper-V cung cấp. Cũng như ghi chú lại các checkpoint để sau này xem lại một cách dễ dàng.